Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ HÀ NỘI XƯA


Múa Rồng

- Con Rồng đã trở thành linh vật của người dân Việt, gắn liền với tâm thức về “Con Rồng Cháu Tiên”. Con Rồng cũng là biểu tượng gần gũi với cư dân của nền văn minh lúa nước ở vùng Đông Á và biểu thị cho cả quyền uy của tự nhiên cũng như trong xã hội.

 Múa Rồng là một trò trình diễn kết hợp tài khéo (xũ) và sức mạnh (võ) phổ biến trong cư dân ở vùng Đông Á và những nơi có cộng đồng người Trung Hoa. Ở Việt Nam, ngoài Múa Rồng còn có cả trò Múa Rắn ở làng Lệ Mật (Gia Lâm) hay Múa Lân (nhất là vào dịp Tết Trung thu).

 Trong ảnh là một đám Múa Rồng trên đường phố Hàng Quạt thường trong các đám rước lễ hội và hai đám múa rồng in trên bưu ảnh đều do một đoàn rước của người Hoa. Trò Múa Rồng còn được đưa sang giới thiệu tại Hội chợ Paris năm 1931, như một nét đặc sắc của thuộc địa Đông Dương.
Múa Rồng trên Phố Hàng Quạt.
 
Procession Du Dragon.
 
Trình diễn tại Hội chợ Paris 1931.
 
 Dương Trung Quốc
Những đám rước trong Hà Nội xưa

- Sự quy hoạch theo không gian đô thị hiện đại của thành phố Hà Nội theo kiểu Tây đã phá vỡ kết cấu các phường hội vốn có của Kẻ Chợ xưa.
 Thành phần cư dân cũng có nhiều xáo trộn, tuy nhiên sự hiện diện của các thiết chế tôn giáo và tín ngưỡng, những ngôi đền, chùa hay đình vẫn tồn tại xen kẽ giữa các phố xá vẫn trở thành những điểm hội tụ cư dân có mối quan hệ thân tộc, đồng hương hay cùng phường hội nghề nghiệp.

 Vì thế, mà giữa phố phường Hà Nội vẫn diễn ra những lễ hội truyền thống hoặc của nhà chùa theo nghi thức Phật giáo hay của các đền, đình theo nghi lễ của dân gian, chủ yếu thờ những vị nhân thần hay các thành hoàng làng.

 Những lễ hội này thu hút không chỉ những thị dân mà của cả dân từ các làng quê, dòng tộc có chung một vị thành hoàng hay tổ tiên.

 Điều đáng chú ý là các đám rước thường có hai con vật linh là voi và ngựa. Những con vật linh này có trong kinh nhà Phật và ngoài đời nó luôn biểu trưng cho sức mạnh phù trợ cho con người,  gắn với hành trạng của các vị nhân thần...
 
 
 
 
 
 
 
 
Chơi cờ người

- Một ván cờ tướng, một trò chơi trí tuệ cổ truyền của người phương Đông diễn ra bên bờ Sông Hồng, phía xa là bóng chiếc cầu sắt hiện đại, thành quả của nền văn minh cơ khí phương Tây có thể mang lại cho chúng ta ý niệm về những thay đổi của xã hội Việt Nam ở đầu thế kỷ XX.
Xuất xứ từ Trung Hoa, cờ tướng khá phổ biến và nó được người Việt Nam đưa vào đời sống lễ hội với những màu sắc rất bản địa. Ba tấm hình mô tả  trang phục của những người tham gia một ván cờ người trong một lễ hội mang dáng vẻ phong lưu.
>
> Tướng Ông được bài trí bởi những vật dụng đương thời được coi là thời thượng: chiếc đồng hồ “Tây”; còn Tướng Bà thì có một giá súng gươm, cơi trầu, ống nhổ và một bộ ấm chén. Dàn quân của Tướng Bà là những thiếu nữ rất trẻ đã mang dáng dấp thị thành. Không khí hội làng truyền thống trong khung cảnh chuyển đổi của Hà Nội, đô thị thời thuộc địa phần nào thể hiện trong những tấm ảnh này.
>  
Chơi cờ ngoài bãi sông
 
Tướng ông và các quân sĩ
 
Tướng bà và các quân sĩ
 
Dương Trung Quốc
================================================================================
Phố Lò Rèn (Rue des Forgerons)

> 08/08/2010 20:26:36
- Phố nằm trên đất của thôn Tân Khai xưa, nhưng dân nghề thì từ làng Canh (Hoè Thị, Từ Liêm) đến hành nghề như họ đã đi khắp các nơi khác giúp sản xuất và sửa chữa các nông cụ hay vật dụng sinh hoạt bằng sắt nên có thời nó còn được gọi là Phố Hàng Bừa (vì bán nhiều răng bừa).
Gần sông Tô Lịch nên sau khi con sông này bị lấp, đất làng được sắp xếp thành phố xá, cư dân đông dần, có cả người từ làng Hà Từ (Sơn Tây) lên mở lò. Gặp lúc cầu Doumer (Long Biên) xây dựng, vật liệu cũng như công nghệ chế tác sắt thép được phổ biến, việc tán đinh bu-lông trên thân cầu đào tạo được nhiều nhân lực bản địa nên nghề rèn có phần phát đạt.

Các công trình xây dựng bắt đầu sử dụng nhiều sắt thép như làm cửa, chấn song hay các hoa văn trên ban công... đã kéo theo cả nghề rèn cùng nghề buôn vật liệu và vật dụng sắt thép phát đạt. Vì thế những phố kề cận với Phố Lò Rèn có nhiều nhà mở cửa hàng buôn bán đồ sắt.
   
Phố Lò Rèn
 
Bễ rèn
 
Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure)

- Phố Hàng Mắm là cửa ngõ từ các vạn chài từ sông Hồng đem các loại mắm vào qua cửa ô Ưu Nghĩa để vào phố Hàng Bạc và “36 phố phường”.

 
Có lẽ vì đặc trưng của mắm là vị ngon những hương vị khó chịu nên nó dừng lại thành một phố chuyên bán loại đặc sản này.

 Năm 1884, bác sĩ Hocquard mô tả: “Cửa hàng bán mắm, vịt ướp, cá khô treo trên trần nhà. Mùi nước mắm, mắm tôm nồng nặc”; thì 50 năm sau, năm 1934 Bonifaci mô tả: “Phố Hàng Mắm bốc mùi khó chịu, trong nhà bán tôm cá khô
 Phố Hàng Mắm (Rue de la Saumure).
 
 Tấm bưu ảnh ghi chú là Hàng Mắm nhưng thực ra là đoạn phố cuối hàng Bạc.
 Cửa hàng mắm xen lẫn cửa hàng bán vại sành, tiêu sành, bia đá, đá kè chân cột, đá mài, đá bọt... Cửa hàng nào đằng trước cũng treo một lồng chim họa mi”.

 Đến nay, người bán mắm chuyển hết vào chợ Hàng Bè, tên phố vẫn còn nhưng vẫn giữ những mặt hàng chế tác từ đá mà chủ yếu là bia mộ, tiểu sành như Bonifaci miêu tả cách đây đã hơn bảy thập kỷ.
Phố Hàng Đồng (Rue du Cuivre)

- Xưa kia có phố Hàng Chén (Rue des Tasses), về sau bị ngắt ra làm 2, đất thôn Đông Thành (cũ) thành Hàng Bát Sứ; đất thôn Yên Phú (cũ) thành phố Hàng Đồng. Tên gọi như thế có thể vì dân gốc làng Cầu Nôm kéo ra đây làm nghề bán đồ đồng.
 
 
Vật dụng bằng đồng như đỉnh hay chân nến cùng các đồ tế tự bằng đồng, chậu thau, ống nhổ và nhất là nồi đồng, chảo đồng và mâm đồng là những đồ gia dụng của những gia đình khá giả. Các cửa hàng ở phố chỉ bày bán sản phẩm và thu mua đồ đồng cũ (vì thế có nghề “đồng nát”), còn việc chế tác  tại các lò đồng ở nhiều vùng khác nhau. Hình ảnh cô hàng “đồng nát” đang cùng chủ hiệu lựa các món đồ cũ ngay tại cửa hàng thật sinh động. 
 Phố Hàng Đồng (Rue Du Cuivre).
Cô hàng đồng nát.

Phố Hàng Thiếc (Rue des Ferblantiers)


- Một con phố không dài, kiến trúc cổ điển, dân ta gọi là Hàng Thiếc để nói đến một loại vật liệu bằng kim loại thời đó là mới mẻ. Thiếc dùng để đúc một số vật dụng như chân đèn, cây nến, lư hương... những chủ yếu là dùng để hàn ghép các đồ làm bằng kim loại khác. Vì thế Tây gọi phố này là “phố làm hàng sắt Tây” (Rue des Freblamtiers) ...
 
 
Ở đây người ta sử dụng nhiều phế liệu chủ yếu là các loại thùng đựng dầu hoả để làm thành các vật dụng như chậu, thùng gánh nước... Đặc biệt là những đồ chơi trẻ em trong ngày Tết Trung thu hấp dẫn thế hệ trẻ xưa bởi những thiết kế khéo léo làm cho đồ chơi cử động, ví như con thỏ đánh trống, con bướm vỗ cánh, tàu thuỷ chạy bấc dầu hoả...

 Ban đầu dân ở đây đa phần là từ Hoài Đức (Hà Đông) ra lập nghiệp, về sau nó càng phát triển nên có thêm nhiều nghề khác và sản phẩm ngày càng đa dạng theo nhu cầu của đời sống luôn thay đổi. 
Đường phố Hàng Thiếc xưa.
 
Sản phẩm và đồ chơi trẻ em

Phố Hàng Gai

- Cái tên một thứ sản phẩm không mấy giá trị mặc dù rất thông dụng là sợi gai được bện làm thừng rồi đan thành võng hay các loại bị... có lẽ là dĩ vãng của một thời xa xưa, cũng vì thế dân gian còn gọi là “Phố Hàng Thừng”. 

 
Quả thật, cái tên gọi ấy không tương xứng với một đoạn đường phố vốn là đất của hai phường Đông Hà và Cổ Vũ thuộc Tổng Tiền Túc, huyện Thọ Xương, đi thẳng từ Hồ Gươm qua Hàng Bông vào khu Cửa Nam của Kinh thành xưa mà sau này, người Pháp thiết lập một tuyến đường xe điện đi dọc phố này.

 Phố Hàng Gai lại gần ngôi đền thờ việc học (Ngọc Sơn), khiến cho từ lâu phố này gắn với sách vở, giấy bút cho các nho sinh, các cửa hiệu khắc mộc bản và in sách nổi tiếng cho các nho gia qua lại mua hoặc đổi sách nát lấy sách mới.
Vì thế, thời Tây chiếm, Công sứ Bonnal đã chọn một ngôi nhà đẹp ở phố này làm trụ sở xế gần nhà Tổng đốc và nhiều nhân vật trí thức danh giá khác của Hà Thành cư ngụ tại đây.

 Chính Hàng Gai chứ không phải Hàng Mã là nơi bán các đồ chơi của trẻ con làm bằng giấy, trong đó có “ông tiến sĩ giấy” nổi tiếng vào dịp Tết Trung Thu.
 
 
 

Phố Hàng Nón (Rue des Chapeaux)


- Hàng Nón xưa không dài như bây giờ, chỉ là đoạn giữa Hàng Thiếc và Hàng Điếu chuyên bán các thức đội truyền thống, khung bằng cật tre lợp những loại lá đã được phơi khô gọi chung là nón và nếu nhìn kỹ trong ảnh còn thấy bán cả áo tơi.

 
Có nhiều loại nón: đàn ông có nón dứa, nón lông, có cái còn gắn chóp bạc, sư sãi có nón tu lờ... Còn với giới nữ thì chiếc nón còn là một thứ trang phục tạo nên nét duyên dáng rất đặc trưng cho giới tính.
   
 
 
 

 Tuy nhiên, cùng với thời gian và những đổi thay của lối sống đô thị, đàn ông dần ít sử dụng để được thay bằng chiếc ô lục soạn hoặc chấp nhận Âu phục với các loại mũ trên đầu. Tên phố Tây gọi là “Rue des Chapeaux”  cho dù tại đây không thấy sản xuất hay bán các thức đội tân thời.

 Ở chốn thị thành, chiếc nón quai thao rất đặc trưng cũng mất dần. Chỉ còn chiếc nón hình chóp còn dùng vì công dụng khó thay thế của nó khi phải đi lại ngoài trời.

Tranh Hàng Trống


- Ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, quanh Thăng Long - Hà Nội có mấy làng nghề chuyên vẽ tranh: làng Đông Hồ ở Thuận Thành, Kinh Bắc, và làng Vân Hoàng, Hoài Đức (Hà Đông). Nhưng ngay giữa lòng Hà Nội, dân làng Tự Tháp có nghề vẽ tranh riêng và mở cửa hàng ở phố Hàng Trống. Do vậy, người ta gọi đó là dòng tranh “Hàng Trống”.
 Có không ít sự giống nhau của các dòng tranh khác nhau này, ví như cùng sử dụng bản khắc gỗ, rồi bôi màu. Nhưng chỉ thoạt nhìn vào tranh đủ thấy tranh Hàng Trống tỏ ra cầu kỳ hơn về đường nét và  màu sắc, đề tài lại đa dạng hơn, đơn giản vì thị hiếu của dân ở thị thành khác với thôn quê.

 Phố Hàng Trống lại có nhiều nghề đều đòi hỏi yếu tố tạo hình và dùng sắc màu. Ví như nghề thêu phải vẽ mẫu và phối màu, nghề làm trống cũng phải sơn vẽ lên thân trống.
  Tranh Hàng Trống ngoài dùng để trang trí ngày Tết còn để thờ nên càng đòi hỏi tính chuyên nghiệp hơn cách làm tranh ở làng quê.
  Bây giờ thì phố Hàng Trống chẳng còn dấu vết gì về nghề vẽ này, hoạ chăng chỉ còn trong các bộ sưu tập và bảo tàng, trong khi tranh Làng Hồ còn duy trì được.
 Như thế phải chăng đô thị ít khả năng bảo tồn truyền thống hơn làng quê?
Bán tranh tại chợ
 
Thợ vẽ tranh Hàng Trống
Thợ vẽ tranh ngoài chợ

 Dương Trung Quốc
 

Nghề thông ngôn


- Việt Nam tiếp xúc với những người phương Tây từ thế kỷ XVII. Việc các Chúa mở cửa ra Hội An ở Đàng Trong và Phố Hiến ở Đàng Ngoài tạo điều kiện cho người phương Tây đến giao thương và cả truyền giáo khiến cho nhu cầu giao tiếp về ngôn ngữ trở nên cần cấp.
 

 Các nhà truyền giáo đã đi đầu trong việc tiếp cận và đào tạo giáo dân, đồng thời sáng tạo ra cách ghi âm tiếng Việt bằng chữ la tinh, thứ chữ viết sau này được dân ta sử dụng và nâng lên làm “quốc ngữ”. Nhiều giáo dân sau này học và sử dụng tiếng phương Tây thành thạo trở thành những người thông ngôn đầu tiên mà triều đình Việt Nam cũng phải sử dụng để giao tiếp với Tây, ví như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Trường Tộ...

  
Thông ngôn giúp việc buôn bán.

 Ngay từ thời các Chúa Nguyễn, đặc biệt là triều Nguyễn, do nhu cầu tiếp xúc với phương Tây cả trong quan hệ hợp tác lẫn ứng phó ngoại giao đã cử người đi đào tạo ngoại ngữ.

 Đến thời thuộc địa thì đã xuất hiện tầng lớp thông ngôn chuyên nghiệp nằm trong đội ngũ viên chức quan lại của cả Nam triều và chính quyền thuộc địa.
“Thông ngôn, ký lục chi chi...” trở thành một tầng lớp xã hội có vị thế vừa như kẻ cộng tác với ngoại bang, phò Tây, nhưng cũng lại là lớp người có điều kiện tiếp thu những tiến bộ, văn minh của phương Tây. Do vậy, tầng lớp này trong con mắt dân chúng thường thể hiện trái chiều sự khâm phục và khinh miệt...
 
 Dương Trung Quốc

Phố phường Hà Nội xưa
Khung cảnh quanh Hồ Gươm.
Phía Đông Nam quận Ba Đình.
Khu Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Ô Quan Chưởng.
Cột cờ Hà Nội.
Tháp Rùa khi còn có tượng Nữ thần Tự Do.
Phố Đinh Tiên Hoàng.
Phố Huế.
Cảng trên sông Hồng.
Cửa Bắc.
Đường lên cầu Long Biên.
Hàng Nón.
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)

 
Cảnh sinh hoạt trên phố
Trẻ em ở phố bên quầy hàng đồ chơi Trung thu.
 
Những gánh hàng hoa quanh hồ Hoàn Kiếm.
 
Cà phê rong.
 
Hoa quả và bánh kẹo rong.
 
Một góc phố với mấy gánh hàng rong.
 
Những người cắt tóc.
 
 
Phu dịch đi đắp đê, đắp đất.
 
Người dân nghỉ ngơi cạnh một gốc cây bên sông Tô Lịch.
 
Giới trẻ Hà Thành uống nước giải khát cạnh Bờ Hồ.
 
Hàng Phở gánh xưa.
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)

Con người Hà Nội
 
 
 
Chân dung thiếu nữ, người đẹp Hà Thành.
 
Chân dung văn nghệ sĩ. Trong ảnh là nhạc sĩ Phạm Duy thời trẻ.
 
Con cái của một gia đình tư sản.
 
Một gia đình viên chức.
 
Hình ảnh một đại gia đình tư sản.
 
Trẻ em ở trường dòng.
 
(Ảnh trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa)
=============================================

Chức quan Tổng đốc


- Tổng đốc là một chức quan đầu tỉnh mà đơn vị hành chính này chỉ có từ thời vua Minh Mạng (1831). Dân ta biết nhiều đến hai vị tổng đốc Hà Nội đã lần lượt hy sinh với thành Hà Nội khi giặc Pháp tấn chiếm, là Nguyễn Tri Phương và Hoàng Diệu.

 Khi thực dân Pháp đã chiếm được nước ta, buộc triều Đông Kháng phải giao cái không gian Thăng Long xưa để làm nhượng địa rồi lập thành phố Hà Nội, thì cao hơn chức tổng đốc còn có viên công sứ người Pháp đứng đầu một tỉnh, thành phố Hà Nội cũng vậy. Chế độ bảo hộ nên tổng đốc chỉ còn làm một số việc cai trị dân để phục vụ cho lợi ích của Tây.
Ba vị tổng đốc Hà Nội-Thái Bình- Hải Dương trong thường phục
 
Tổng đốc Hà Nội trong triều phục.
 
Cưỡi ngựa.
 
Nằm võng
 

 Thường phục các quan vẫn áo dài khăn cuốn, chỉ có thêm cái mề đay (huân chương) của Tây hay cái khánh của vua ban. Thi thoảng mặc phẩm phục hay triều phục vào các dịp lễ trọng. Biểu trưng của quyền lực là có người che lọng, càng nhiều càng sang. Di lại bằng võng do phu khiêng vác hay đi ngựa trên đường phố vẫn còn nhiều lầy lội.