Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

MỘT THỜI SÀI GÒN


2 Nhạc sĩ VĂN PHỤNG & HÙNG LÂN

NHẠC SĨ VĂN PHỤNG

(1930 – 1999)
Văn Phụng là một nhạc sĩ nổi tiếng của dòng nhạc tình miền Nam trước 1975. Một số nhạc phẩm của ông được xếp vào thể loại tiền chiến. Văn Phụng còn được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âmhay nhất Sài Gòn trước 1975.
Nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng, sinh năm 1930 tại Hà Nộitrong một gia đình tám anh em mà ông là thứ hai. Học  dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Hà Nội với nhạc phẩm La Prière d’Une Vierge.
Thời đi học Văn Phụng là một học sinh xuất sắc, ông học tiểu học tại trường Louis Pasteur, trung học ở Albert Sarraut. Năm 16 tuổi, sau khi tốt nghiệp Tú Tài, Văn Phụng theo học ngành Y, vì ý muốn của cha ông. Nhưng chỉ được một năm Văn Phụng bỏ học để theo âm nhạc.
Năm 1946 trong một lần chạy loạn về Nam Định, Văn Phụng trú tại tại nhà thờ Tứ Trùng ở Chợ Cồn và ông gặp linh mục Mai Xuân Đình. Vị linh mục đã chỉ dạy cho ông về âm nhạc và giáo lý. Và Văn Phụng cũng trở thành người theo đạo Thiên Chúa từ ngày đó.
Năm 1948 , Văn Phụng quay về Hà Nội,  gia nhập Ban Quân nhạc Đệ tam tiểu đoàn danh dự. Chính ở đây, Văn Phụng đã quen với những người mà về sau cũng trở thành những nhạc sĩ nổi tiếng của miền Nam như Nhật Bằng, Đan Thọ, Nguyễn Hiền, Vũ Thành… Thời gian đó, ông được nhạc trưởng người Pháp gốc Đức tên Schmetzer chỉ dẫn vể hòa âm.
Cũng năm 1948 là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý. Về sau Ô mê ly còn nổi tiếng cùng tiếng hát của ban hợp ca Thăng Long. Hiện nay ca sĩ Ánh Tuyếtcũng thường trình diễn nhạc phẩm này.
Khoảng năm 54 – 55Văn Phụngvào miền Namvà trở thành Nhạc Trưởng của Đài Phát thanh Quân đội và phụ trách chương trình ca nhạc trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
Khởi đầu cho sự nghiệp âm nhạc với Ô mê ly vào năm 1948 và kết thúc với Chán nảnvào năm 1972 , Văn Phụng đã sáng tác hàng trăm ca khúc, trong số đó có rất nhiều nhạc phẩm đặc sắc như Trăng sơn cướcYêuTôi đi giữa hoàng hônSuối tócMưa,Tiếng dương cầmGiấc mộng viễn duTìnhBức họa đồng quê
Tuy được xem như là một trong số các nhạc sĩ theo trường phái cổ điển Tây Phương, Văn Phụng cũng viết những bản nhạc giá trị với âm hưởng dân tộc như Trăng sáng vườn chè (thơ Nguyễn Bính), Các anh đi (thơ Hoàng Trung Thông), Đêm buồn (phổca dao), Nhớ bến Đà Giang… Ông cònhòa âm cho nhiều cuốn băng nổi tiếng và được xem như một trong những nhạc sĩ hòa âm xuất sắc nhất của Sài Gòn khi đó.
Năm 1978, gia đình Văn Phụng vượt biển đến đảo ở Malaysia. Sau 5, 6 tháng ở đây gia đình ông đến tiểu bang Virginia, cư ngụ tại Fairfax. Văn Phụng qua đời vào ngày 17/12/1999do tác hại của bệnh tiểu đường.
(Trích nguồn Wikipedia)

Ô MÊ LY

- tạp ghi của thụyvi
Tranh vẽ miền quê, từ lâu nay tôi vẫn ngây ngất trước bức họa “Ánh lửa trong nhà”  bằng màu nước thật thâm trầm của họa sĩ Nguyễn Đồng.
Còn về dòng nhạc miền quê, tôi mê nhất Hương xưathật êm ả của Cung Tiến. Đặc biệt, khi nghe bản Ô mê lyrộn rã của Văn Phụng thì chắc chắn mọi buồn phiền, hệ lụy cuộc đời sẽ trôi đi tuồn tuột.
Theo Wikipedia, nhạc sĩ Văn Phụng tên thật là Nguyễn Văn Phụng sinh năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình tám anh em mà ông là thứ hai. Học đàn dương cầm từ nhỏ, được sự chỉ dạy của hai giáo sư dương cầm là bà Perrier và bà Vượng, năm 1945 Văn Phụng đã đoạt giải nhất độc tấu dương cầm trong một cuộc tuyển lựa tại Nhà hát lớn Hà Nội với nhạc phẩm La Prière d’Une Vierge.
Năm 1948 cũng là năm Văn Phụng sáng tác ca khúc đầu tay Ô mê ly trong một lần vui đùa ca hát cùng bạn bè. Ông thường trình diễn nhạc phẩm này tại những vũ trường ở Hà Nội. Bài hát đã được hoan nghênh đón nhận và kể từ đó tên tuổi Văn Phụng được giới yêu nhạc chú ý.
Ngày trước, trong những giọng ca nữ, không ai hát bài này hay hơn Thái Thanh. Giọng bà đủ cao để diễn tả đầy đủ hình ảnh trong một không gian bao la – Này là cánh đồng rộng rãi với gió lướt, mây trắng, mưa rơi, nắng lên – Bà đủ tình cảm mang tiếng hát thôn nữ từ đám lúa xanh nõn nà như xuân sắc bay vút lên…. Bài hát này được thu thanh với ban nhạc Thăng Long đã lâu, lúc đó bà còn trẻ nên giọng của bà nhả ra thật nũng nịu.
Vào năm 1993 giữa một Sài Gòn sôi động, có một nữ ca sĩ khiến Văn Cao chảy nước mắt khi ông nghe cô trình bày những ca khúc của ông thật hay. Ông cảm động đến hãnh diện khi nói “Đầu đời nhạc Văn Cao có Kim Tiêu. Cuối đời nhạc Văn Cao có Ánh Tuyết …” Báo chí sau đó đồng loạt viết về Ánh Tuyết như một hiện tượng trong làng âm nhạc Việt Nam, đặc biệt với những ca khúc của Văn Cao.
Ánh Tuyết không phải chỉ chinh phục người nghe với những ca khúc của Văn Cao. Năm 2000 Ánh Tuyết hát Ô mê ly. Giọng hát rõ lời, véo von luyến láy thật tươi trẻ những điệp khúc chạy rào rào thật nhanh thật tuyệt vời của cô một lần nữa lại chinh phục khán thính giả, kể cả những người nghe khó tính nhất.
Ô mê ly, mê ly ! / Ô mê ly, mê ly đời ta ! / Ô mê ly đời sống với cây đàn / Tình tính tang dạo phím rồi ca vang
Chiều êm êm nhìn phía xa mây vàng / Giục lòng ta dạo khúc ca với đàn / Một chiều mưa ta hát vang “Mưa rơi !” / Rồi cùng ta mưa đáp : “Cho tươi đời !”
Một ngày nắng ta hát vang : “Nắng tươi !” / Đàn cầm tay say sưa hát là nguồn vui / Gió sớm đã về, cùng tiếng hát tiếng cười / Thấp thoáng bóng người ngoài đám lúa cất lời / Thấy tiếng hát cười là gió sớm đến mời: “Người ơi, đàn đi !”
Ô mê ly, mê ly ! / Ô mê ly, mê ly đời ta ! / Đứng giữa cánh đồng nhìn ánh nắng phớt hồng / Có tiếng hát chòng từ đám lúa lướt về / Thoáng thấy tiếng nàng và thoáng có tiếng cười, đàn ta hòa vang
Ô mê ly, tơ duyên ! / Ô mê ly, khúc ca triền miên ! / Ô mê ly đời sống bao duyên tình / Trời về trưa ngồi dưới hàng cây xanh
Nhìn bao la đồng lúa xa xa mờ / Đàn hòa vang tựa sóng xô đến bờ / Đường về thôn em bé vui câu ca / Giục hồn thơ tha thiết yêu quê nhà / Đàn cùng ta reo khúc ca chơi vơi / Nhạc còn vang nhịp nhàng đưa ngàn nơi. (*)
Nhạc đã trổi lên rồi, nào chúng ta hãy tay cầm tay say sưa nhún nhẩy trong một tâm trạng thoáng đạt. Hãy bước qua khung cửa chật hẹp để thấy những ruộng đồng bát ngát phiêu bồng… Và hát vang lên Ô mê ly, mê ly đời ta…                
thụyvi (Chào mùa Xuân 2011 của Michigan)
(*) Lời bài hát Ô mê ly của nhạc sĩ Văn Phụng.
Nghe nhạc phẩm : Ô mê ly
(Sáng tác: Văn Phụng – Biểu diễn: Ánh Tuyết)
Mời Click vào đường dẫn : http://youtu.be/iDLWdCfkodc
Hoặc như sau đây : Bạn có thể download bài hát này về lưu ở máy tính của mình để nghe lại tùy thích bằng cách click chuột vào Download rồi chọn Save As hay Save File.

NHẠC SĨ HÙNG LÂN

(1922 – 1986)

Hùng Lân tên thật là Hoàng Văn Cường, nhưng do nhầm lẫn, giấy khai sinh ghi là Hoàng Văn Hường, sau lại đổi là Hoàng Văn Hương. Ông sinh ngày 23/6/1922tại phố Phủ Doãn, Hoàn Kiếm, Hà Nội, trong một gia đình đạo Thiên Chúa. Ông là người con thứ 4 trong gia đình có 11 anh chị em. Thân mẫu ông là bà Nguyễn Thị Nhạ, người tỉnh Hà Nam. Thân phụ ông vốn là người họ Nguyễn, tên thật là Nguyễn Văn Thiện, người làng Hương Điền (?), tỉnh Sa Đéc. Vốn ông nội của ông là Nguyễn Minh Châu từ  Sa Đéc ra Hà Nội làm việc, mang theo ông Thiện. Sau khi ông Châu trở về Sa Đéc thì gửi lại ông Thiện cho một người bạn ở Sơn tây là Hoàng Xuân Khoát. Về sau, ông Thiện được ông Khoát nhận làm con và cho đổi sang họ Hoàng. Từ đó, ông Thiện và các con sau này đều mang họ Hoàng.
Thời niên thiếu
Xuất thân trong gia đình Công giáo, vì vậy từ nhỏ ông đã chịu phép rửa tội và mang tên thánh Pherô. Năm 1928, ông theo học tại trường tiểu học Gendreau. Ngay từ năm 8 tuổi, ông đã bắt đầu học nhạc với linh mục người Pháp tên P. Depautis (còn gọi là Cố Hương) và được tuyển vào ban hợp xướng nhà thờ Hà Nội. Năm 1931, ông theo học bậc trung học tại trường dòng Lasan Puginier. Năm 1934, ông học nhạc dưới sự hướng dẫn của linh mục J. Bouis tại tiểu chủng việnThánh Phêrô Hoàng Nguyên ở  Hà Đông(nay thuộc Hà Nội), rồi sau đó là Đại chủng viện Xuân Bích (Saint Sulpice) ở Hà Nội.
Bắt đầu sự nghiệp âm nhạc
Ngay từ khi còn học nhạc ở Đại chủng viện Xuân Bích, ông và nhóm sinh viên Đại chủng viện Xuân Bích Hà Nội đã nghĩ đến việc sáng tác những bài Thánh ca Việt Nam theo thể loại mới. Từ đó, vào tháng 7 năm 1945, Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh được thành lập, do ông làm Đoàn trưởng. Trong suốt thời gian 30 năm, Nhạc đoàn đã có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam, trong đó Hùng Lân cũng có phần không nhỏ. Thời gian này, ông bắt đầu dùng bút danh ‘Nam Hoa, Lâm Thanh để sáng tác nhạc. Năm 1943, ông sáng tác nhạc phẩm “Rạng đông, được giải thưởng của Hội Khuyến Học Hà Nội. Năm 1944, ông sáng tác bài hát “Việt Nam minh châu trời Đông”, được giải nhất kỳ thi Âm nhạc Toàn quốc trong năm đó.
Liên tiếp trong hai năm 1945 – 1946, thân mẫu rồi đến thân phụ của Hùng Lân qua đời. Ông phải bỏ học để có điều kiện lo lắng cho gia đình vì các em còn nhỏ. Năm 1945, ông nhận dạy học ở trường Kẻ Giảng (nay thuộc huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam), cách Phủ Lý chừng 5, 6 cây số. Trong nhà thờ Kẻ Sở của vùng này, bấy giờ có một cây harmonium rất tốt và ông thường dùng để sáng tác nhiều bài hát và về sau trở nên nổi tiếng. Cũng trong thời gian này, bút hiệu Hùng Lân ra đời, được ghép từ hai tên của người em thứ năm và thứ tám của ông. Sau đó, ông nhận làm giáo sư dạy âm nhạc tại trường Trung học Nguyễn Trãi Hà Nội.
Năm 1946, nhân cảm hứng về lời kêu gọi tập thể dục, ông đã viết một bài hát hưởng ứng với tên gọi “Khỏe vì Nước”. Bài hát nhanh chóng được phổ biến và trở thành bài hát chính cho phong trào thể dục thể thao.
Khi cuộc kháng chiến chống Phápbùng nổ ở Hà Nội, ông cũng theo kháng chiến một thời gian. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình, ông đành rời chiến khu trở về Hà Nội tiếp tục dạy học. Năm 1948, ông dạy âm nhạc ở trường Chu Văn An, Hà Nội. Năm 1949, ông cho xuất bản sách dạy âm nhạc khai tâm và sơ đẳng gồm 2 tập, mang tên “Cây Đàn Sống” được Nhà xuất bản Thế Giới Hà Nội ấn hành. Sau đó, vào các năm 1952, 1952, ông tiếp tục cho ra đời các bộ sách “Giáo khoa Âm nhạc” cho lớp Đệ thất, Đệ lục, Đệ ngũ, Đệ tứ. Có thể nói ông là người đầu tiên soạn sách giáo khoa dạy âm nhạc trong nhà trường phổ thông.
Hoạt động âm nhạc tại miền Nam
Sau 1954 , Hùng Lân vào Nam làm giáo sư âm nhạc của trường Ca vũ nhạc Phổ thông Sài Gòn và cũng là trưởng ban Phát thanh Nha Tổng Giám đốc Thanh niên và Thể thao Sài Gòn. Từ năm 1957, ông là giáo sư dạy môn Ký xướng âm của trường Quốc Gia Âm Nhạc Kịch NghệSài Gòn. Cùng thời gian đó, ông ghi tên học và tốt nghiệp bằng Cử nhân Văn Chương Pháp tại ĐH Văn Khoa vàonăm 1963.
Cùng năm đó, ông về làm việc tại Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Năm 1965, ông được bổ nhiệm chức Chủ sự Phòng Phát thanh Học đường, Trung tâm Học liệu, Bộ Quốc gia Giáo dục. Năm 1967-1968, ông được cử đi tu nghiệp một khóa ngắn hạn tại Mỹ về ngành giáo dục truyền thông tại Đại học Syracuse, New York. Sau khi trở về Việt Nam, ông đã xây dựng chương trình “Đố vui để học” do Trung tâm Học liệu phát hình lần đầu vào năm 1969.
Từ năm 1971cho đến năm 1975, ông về Trường Sư phạm thuộc ĐH Đà Lạtdạy môn Sư phạm Âm nhạc.
Sau 1975, ông trở về tư gia tại đường Nguyễn Văn Thủ, Q1. Ông tiếp tục việc dạy nhạc và nghiên cứu âm nhạc tại tư gia cho đến tận khi qua đời ngày 17/9/1986.
(Trích nguồn Wikipedia)

HÈ VỀ !

- tạp ghi của thụyvi
Mùa hè, nghe những ca khúc về hè, chúng ta sụt sùi nhớ chuyện ngày xưa – xưa lơ xưa lắt…Trời ạ ! cái bài hát hơn 40 năm trước đang hiển hiện trong đầu. Nhịp hát rộn rã vang vang đâu đây… “Trời hồng hồng, sáng trong trong. Ngàn phượng ru nắng ngoài song (*)  …” Đó là một ca khúc nổi tiếng trong giới sinh viên học sinh của nhạc sĩ Hùng Lân – có thời học sinh THKT được thầy Lương Văn Liêng tập hát trong tốp ca hoặc hợp ca trước những ngày lễ bế giảng nghỉ hè ngày xưa.
Ngày xưa, ngày xưa… Cái thời xa xưa hơn 40 năm sao mà cứ nhớ… Năm đó, lớp đệ lục A (1964 – 1965) có vài bạn được chọn trong ban tốp ca. Đầu đàn hát hay nhất trong lớp là An Ngọc Quang. An đặc biệt được thầy Liêng chọn vào hát solo cho điệp khúc và chúng tôi được vào 1 trong 3 tốp ca hát bè (là kỹ thuật hát lạ lẫm cho học trò trường tỉnh nhỏ, hiu hắt, ven biên giới lúc đó).
Theo Hồi ký Phạm Duy, nhạc sĩ Hùng Lân được biết như sau :
“… Khi Tân nhạc Việt Nam đang thành hình và phát triển, có một người hoạt động rất mạnh mẽ trong cả hai lĩnh vực nhạc đạo và nhạc đời, đó là Hùng Lân. Là người Công giáo, xuất thân từ nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh, ông là một trong những người tạo dựng nhạc Thánh ca.
Trong lĩnh vực nhạc đời, Hùng Lân là người có công lớn trong việc tạo dựng một nền nhạc vui khỏe. Nhạc vui tươi đã có người khởi đầu là Nguyễn Xuân Khoát, nay Hùng Lân là người tiếp tục, cùng với Hoàng Quý, Lưu Hữu Phước v.v…
Nhạc phẩm của Hùng Lân có thể tạm chia ra ba loại :
- loại tình cảm cá nhân như Sầu lữ thứ, Hận Trương Chi… Bài thứ hai không đặc sắc lắm vì đáng lẽ phải tả tình (anh Trương Chi hay cô Mỵ Nương) thì Hùng Lân chỉ tả cảnh…
- loại tình cảm thiên nhiên như Vườn xuân, Trăng lên, Một mùa xuân huyền ảo…
Tác giả là nhà mô phạm nên ca khúc có thêm
- loại kêu gọi thanh niên như Rạng đông, Tiếng gọi lên đường, Hè về, Khỏe vì nước, Mùa hợp tấu, Việt Nam minh châu trời Ðông… Về sau, những bài này được in ra trong hai nhạc tập mang tên ÐỜI TRAI và HỌC SINH, dành riêng cho thanh, thiếu niên và nhi đồng, khi ông làm việc cho Trung tâm Học liệu của Bộ Quốc gia Giáo dục. Ðây là loại ca thành công nhất của Hùng Lân. …
Vì không đủ phương tiện để thu thập các tài liệu tham khảo. Tuy nhiên, theo các tài liệu có được của gia đình và đồng nghiệp, nhạc sĩ Hùng Lân đã biên soạn hơn 900 tác phẩm. Bao gồm các sáng tác ca khúc, công trình nghiên cứu âm nhạc và biên soạn sách giáo khoa.”
Thời gian tập hát với thầy Liêng thật vui, có nhiều kỷ niệm lụn vụn thật dễ thương… Bây giờ nhớ lại, ngoài lối giảng bài lôi cuốn – một dáng dấp cao gầy – một khuôn mặt cương nghị –  thầy còn có một phong thái thật lịch lãm, điệu nghệ khi vung tay đánh nhịp cho ban họp ca của trường. Nếu giờ thầy còn sống, chắc chắn thầy vẫn là một cụ ông đẹp lão.
- Trời hồng hồng, sáng trong trong
Ngàn phượng ru nắng ngoài song (*)
Cành mềm mềm, gió ru êm
Lọc màu mây bích ngọc qua màu duyên
Đàn nhịp nhàng, hát vang vang
Nhạc hòa thơ đón hè sang
Hè về trong khóm trúc mềm đầu bờ
Hè về trong tiếng sáo diều dật dờ
Hè về gieo ánh tơ
- Bâng khuâng nghe nắng đùa mây trắng
Đàn chim cánh đo trời
Phân vân đôi mái chèo lữ thứ
Thuyền ai biếng trôi
- Xa xa lớp lúa dồn cao
Sóng vàng leo dốc chân đồi
Thanh thanh hương sen nồng ướp gió
Trắng khi chiều rơi
- Hè về, hè về
Nắng tung nguồn sống khắp nơi
Hè về, hè về
Tiếng ca nhịp phách lên khơi
Đầu ghềnh suối mát
Reo vui dào dạt ngợp trời gió mát
Ven mây phiêu bạt, hồn say ý chơi vơi
Ngày xanh thắm nét cười
Lòng tha thiết yêu đời
- Đây suối trăng rừng thơ
Đây gió nhung thuyền mơ
Đây phím ngọc đường tơ
Đây tứ nhạc ngàn xưa
Hè về non nước mến yêu
Hè về nắng thông reo
(Hè về – Hùng Lân)
Mặc dù, Kiến Tường không có cây phượng nào, nhưng hàng điệp già, cũng như những bài hát cũ là một trong những hình ảnh, kỷ niệm như rêu bám hoài trong trí nhớ.
thụyvi (Hầm Nắng Michigan, 5-2011)
(*) Có người phát âm trật song thành sông.
Nhạc phẩm: Hè về
Bạn có thể download bài hát này về lưu ở máy tính của mình để nghe lại tùy thích bằng cách click chuột vào Download rồi chọn Save As hay Save File.
Nếu bạn đang sử dụng trình duyệt Web Firefox mà không thể nghe được bản nhạc này, xin vui lòng click vào đây để tải file Plug-in về save vào một thư mục nào đó trong máy tính. Sau đó, đóng (Exit) Firefox lại, chạy file wmpfirefoxplugin.exe mới tải về để cài đặt. Mở lại Firefox để sử dụng.

4 phản hồi

  1. [...] 2 Nhạc sĩ VĂN PHỤNG & HÙNG LÂN [...]
  2. Kinh goi: Trang MOT THOI SAIGON,
    Truoc het toi xin duoc gioi thieu toi la con gai cua nhac sy Hung Lan, nhan doc duoc bai viet ve nhac sy Van Phung va Hung Lan. Toi xin duoc goi tieu su, hinh cua Hung Lan
  3. mấy anh ơi có sheet nhạc bản hè về của Hùng Lân Không anh??
  4. anh, chị ơi, có ai có contact của gia đình cố nhạc sĩ Văn Phụng không ạ? cho em xin với

Gửi phản hồi

Follow

Get every new post delivered to your Inbox.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét