Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

Những nhà toán học lỗi lạc của nhân loại


 Những nhà toán học lỗi lạc của nhân loại

Họ chính là một minh chứng tiêu biểu cho câu nói “Khi ta sinh ra ta khóc còn mọi người cười, hãy sống làm sao để khi ta chết đi mọi người khóc còn ta thì cười”.
Pythagoras
 
Pythagoras (Pi-ta-go) là nhà toán học người Hy Lạp, và là một trong những nhà toán học vĩ đại đầu tiên của nhân loại, sống trong khoảng từ năm 570 đến năm 495 trước công nguyên. Ông là người đã tạo ra giáo phái Pythagore, được Aristotle (nhà khoa học, triết gia nổi tiếng người Hy Lạp) công nhận là một trong những nhóm người đầu tiên chủ động nghiên cứu và phát triển ngành toán học.
 
 
Ông nổi tiếng với định lý Pythagore trong lượng giác. Tuy nhiên, một số người nghi ngờ liệu ông có phải là người đã đưa ra các chứng minh hay không vì họ cho rằng người đã đưa ra các chứng mình là học trò của ông có tên là Baudhayana, sống tại Ấn Độ khoảng 300 năm về trước.
 
Thực sự, Định lý Pythagore là một phát minh có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của hình học, mở ra những nghiên cứu sâu và có ý nghĩa to lớn. Chính vì vậy Pythagore được công nhận là cha đẻ của Toán học hiện đại. 
 
Andrew Wiles
 
Andrew Wiles, nhà toán học duy nhất còn sống trong danh sách này, là một người nổi tiếng với chứng minh Định lý cuối cùng của Fermat: "Không tồn tại các nghiệm nguyên khác không a, b, và c thoả a^n + b^n = c^n trong đó n là một số nguyên lớn hơn 2."
 
Sau gần 8 năm nghiên cứu. Mặc dù những đóng góp của Andrew Wiles chưa thể sánh với những cái tên trong danh sách ở đây, nhưng ông là người đã "phát minh" ra phần lớn toán học mới để chứng minh các định lý.
 
Ngoài ra, ông cũng là một trong những người có cống hiến đáng ngưỡng mộ, như đã tự giam mình trong 7 năm để nghiên cứu giải pháp toán học. Khi nhận thấy lỗi trong các giải pháp, ông lại một mình tìm ra giải pháp hoàn chỉnh trong một năm trước khi chúng được thế giới chấp nhận.
 
Isaac Newton và Wilhelm Leibniz
 
 
Đây là hai nhà khoa học được vinh dự trở thành người sáng tạo ra toán học vi phân. Leibniz đã phát minh ra vi phân độc lập Isaaw Newton, với những kí hiệu được sử dụng phổ biến. Bên cạnh đó Leibiniz đã khám phá ra hệ thống số nhị phân, tạo nền tảng phát triển máy tính hiện đại.
 
Trong khi đó, nhà thiên tài Isaac Newton, cũng để lại cho nhân loại một gia tài tri thức vĩ đại. Cùng với Leibiniz, Newton đã phát triển phép tính vi phân và tích phân.
 
Leonardo Pisano Blgollo
 
 
Blgollo (1170-1250), còn được biết đến với tên gọi là Leonardo Fibonacci, được coi là một trong những nhà toán học vĩ đại nhất thời trung cổ. Người ta vẫn ca ngợi ông là một nhà toán học Ấn Độ lừng lẫy từ khoảng 200 năm trước Công nguyên, và còn đóng góp rất nhiều cho sự ra đời của hệ thống đánh số Ả Rập. Với những đóng góp của mình ông đã được công nhận là ngươi có vai trò quan trọng trong sự phát triển toán học hiện đại.
 






Alan Turing
 
Nhà giải mã và khoa học máy tính Alan Turning là một trong những bộ óc vĩ đại nhất thế kỷ XX. Trong suốt thời gian thế chiến thứ II, ông đã làm việc tại văn phòng mật mã Chính phủ, và có khám phá quan trọng tạo ra phương pháp phá mật mã bí ẩn của người Đức. Chắc chắn, điều đó có ảnh hưởng đến kết quả của cuộc chiến tranh, hoặc ít nhất là ảnh hưởng đến thời gian chiến tranh.
 
 
Sau khi kết thúc chiến tranh, ông dành thời gian của mình để nghiên cứu máy tính, và trở thành nhà khoa học máy tính thực sự đầu tiên của thế giới. Ông có rất nhiều tài liệu quan trọng vẫn còn áp dụng trong thời đại mới.
 
Ông đã đưa ra công thức cho khái niệm thuật toán và tính toán với máy Turing (một mô hình về thiết bị xử lý các ký tự, đơn giản, nhưng có thể thực hiện được tất cả các thuật toán máy tính), đồng thời đưa ra phiên bản của "Turing" được sử dụng cho tới ngày nay.
René Descartes
 
Nhà triết học, vật lý học và toán học người Pháp, René Descartes (1596-1650), nổi tiếng với triết lý “Cogito Ergo Sum” (tiếng Latinh), có nghĩa là “Tôi tư duy nên tôi tồn tại”.
 
 
René Descartes đã có những đóng góp đột phá đối với Toán học. Cùng với Newton và Leibniz, René Descartes đã cùng sáng tạo ra nền tảng cho phép tính hiện đại, mang rất nhiều ý nghĩa to lớn đối với đời sống con người ngày nay.
 
Đóng góp quan trọng nhất của René Descartes đối với lĩnh vực Toán học có lẽ là những đóng góp trong lĩnh vực hình học giải tích. Tên của ông được đặt cho hệ trục tọa độ vuông góc (Trục tọa độ Đề-các vuông góc). Bên cạnh đó ông còn góp phần vào sự phát triển của các kí hiệu toán học hiện đại.
Euclid
 
Euclid sống vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, được biết đến là cha đẻ của hình học và sở hữu “kiệt tác vĩ đại”: Bộ sách "Cơ sở của Toán học". Bộ sách cơ sở là một công trình nghiên cứu lớn nhất trong lịch sử nhân loại được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục tới tận thế kỷ thứ 20.
 
 
Thật không may, chẳng mấy ai biết đến sự tồn tại của ông cũng như sự nghiệp của ông cho tới sau khi ông qua đời. Với những ai chưa từng biết đến ông, thì đây là cơ hội để nói lời cám ơn đối với sự cống hiến khai phá kiến thức nhân loại tuyệt vời của Euclid.
 



G. F. Bernhard Riemann
 
 
G. F. Bernhard Riemann, sinh ra trong một gia đình nghèo vào năm 1826, và được nuôi dưỡng trở thành một trong những nhà toán học nổi tiếng thế giới của thế kỷ 19. Tên của ông nằm trong danh sách những người có những đóng góp to lớn cho Hình học, phải kể đến là Hình học Riemann, mặt Riemann và tích phân Riemann. Nhưng có lẽ điều làm cho ông trở nên nổi tiếng nhất (hoặc là “tai tiếng”) đó là Giả thuyết Riemann - nói về vấn đề phân bố của các số nguyên tố - làm đau đầu nhân loại suốt hơn 150 năm qua. Ông đã giới thiệu hàm số Riemann zeta và áp dụng để hiểu được sự phân bố của số nguyên tố.
 




Carl Friedrich Gauss
 
 
Thần đồng Gauss được người đời gọi là “Hoàng tử Toán học” đã có những khám phá đầu tiên khi mới chỉ là một cậu thiếu niên. Nhiều người đã thực sự ngỡ ngàng trước cậu bé Gauss tuổi với khả năng tính tổng 100 số chỉ trong… vài giây.
 
Gauss có nhiều đóng góp rất quan trọng cho toán học đại số và lý thuyết số. Ngoài ra ông còn đưa ra hằng số Gauss, nghiên cứu về hiện tượng từ tính, và tên của ông đã được đặt cho đơn vị từ trường. Tất cả những điều này được thực hiện trước sinh nhật lần thứ 24 của ông. Và cho đến cuối đời, ông vẫn miệt mài nghiên cứu và cống hiến cho nhân loại. Ông qua đời ở tuổi 77.
 


Leonhard Euler
 
 
Nếu Gauss được gọi là “Hoàng tử” thì Euler xứng đáng được gọi là “Vị vua của toán học”. Euler sinh năm 1707 và mất năm 1783, được công nhận là nhà toán học vĩ đại nhất hành tinh.
 
Người ta kể rằng tất cả các công thức toán học được đặt theo tên của những người còn đứng sau cả Euler. Trong thời đại của mình, Euler đã có những đóng góp đột phá và được sánh ngang bằng với nhà bác học đại tài Einstein về trí tuệ.
 
Ông đã giới thiệu hệ thống các kí hiệu toán học kèm với các định nghĩa của công thức (chẳng hạn như f(x)), chữ viết tắt hàm lượng giác, chữ “e” là cơ sở của logarit tự nhiên (Hằng số Euler), chữ cái Hy Lạp Sigma biểu thị “Tổng kết”, biểu tượng Pi thể hiện tỉ lệ của chu vi hình tròn đối với đường kính của nó… Tất cả còn được áp dụng cho tới ngày nay.
 
Ông là người đã giải quyết vấn đề đặt ra trong bài toán “Bảy chiếc cầu ở Koenigsberg” nổi tiếng, tạo nền tảng liên kết số đỉnh, cạnh và bề mặt của đối tượng. Ông cũng là người đã chứng minh rất nhiều lý thuyết nổi tiếng của thế giới.
 
Hơn thế nữa, ông còn phát triển toán phép tính, cấu trúc liên kết, lý thuyết số, thuyết đồ thị và phân tích… mở đường cho toán học hiện đại và những bước tiến sau này của nó. Giờ thì chúng ta biết rằng, không phải ngẫu nhiên mà công nghiệp và công nghệ đương thời lại phát triển nhanh như vũ bão.

Toán học thật lý thú, ẩn chứa trong nó biết bao bí ẩn, những con người làm nên toán học cũng không kém phần diệu kì.

Newton
Có người hỏi Newton:
-Thưa ông, muốn hình thành 1 phát minh khoa học có cần nhiều thời gian lắm ko?
-Ko! Đối với tôi rất dễ dàng! Có điều là trước đó, tôi phải suy nghĩ rất lâu!


Euclide:
Có 1 lần, sau khi giảng về phân số, thầy giáo hỏi Ơclít:
- Nếu có người đưa cho em 2 quả táo to bằng nhau, 1 quả nguyên và 1 quả đã bổ làm đôi. Người đó bảo em hãy chọn 1 phần, hoặc là quả táo nguyên, hoặc là quả táo đã bổ ra làm đôi, em chọn phần nào?
Ơclít trả lời:
-Thưa thầy em sẽ chọn quả táo đã bổ ra làm đôi ạ!
Thầy ngạc nhiên hỏi lại:
-Thế em ko biết 2 nửa quả táo cũng chỉ bằng 1 quả táo thôi hay sao?
Ơclít nhanh trí đáp lại:
-Thưa thầy, cũng bằng nhau nhưng em lấy 2 nửa quả táo vì biết đâu quả táo nguyên đã chẳng bị sâu đục khoét ở trong!

Archimède
Archimède (Acsimet) là công dân của Syracuse, một thành phố trên hòn đảo mà ngày nay chúng ta gọi là Sicile. Ông sinh khoảng năm 287, mất năm 212 trước CN, sống gần 75 tuổi .
Vua của thành Syracuse cho làm một chiếc vương miện bằng vàng nguyên chất. Khi vương miện được làm xong, nhà vua nghi ngờ rằng nó có thể pha lẫn bạc và đã hỏi Acsimet làm thế nào để biết được báu vật có đúng là vàng nguyên chất không ?
Acsimet đã suy nghĩ rất lâu nhưng chưa tìm được ra câu trả lời, mà ngày trả lời vua sắp đến. Một hôm, lúc đang tắm ở một nhà tắm công cộng, nhà bác học bỗng nhận thấy rằng mực nước dâng cao lên khi ông nhảy vào nước . Người ta kể lại rằng, lúc đấy bất thình lình ông phát hiện ra phương pháp giải quyết bài toán về chiếc vương miện, quá phấn khởi ông vội vàng nhảy ra khỏi bể tắm và vừa chạy trần chuồng vừa hét tướng lên :" Eureka ! ( Ơreka ! Tôi đã tìm ra rồi ).


Dupon
Morixơ Đuypông mắc tính đãng trí. Có 1 lần, ông viết thư cho bạn:
-"Bạn thân mến, hôm trước về thăm anh, tôi để quên cái gậy chống ở nhà anh. Khi nào có người lên nhờ anh chuyển nó giúp tôi nhé!"
Đang lúc dán phong bì, ông nhìn thấy chiếc gậy dựng ở góc phòng. Ông bèn giở phong bì ra và viết thêm:
-"Tôi đã tìm thấy cái gậy ở nhà tôi rồi. Anh đừng bận tâm nữa nhé!"
Sau đó, Đuypông lại cho thư vào phong bì, dán lại và gửi đi.

Poincaré
Tại một hội nghị khoa học, Einstein gặp Poincaré và nói: “Ngày xưa tôi muốn theo đường làm Toán nhưng rồi phải bỏ. Vì giữa những điều đúng chứng minh được, tôi không biết điều nào quan trọng.” Poincaré trả lời: “Còn tôi thì ngày xưa muốn theo Vật lý nhưng sau phải bỏ. Vì trong những điều cho là quan trọng, tôi không biết điều nào đúng.”


Répbéc
Tennixin, nhà thơ lớn của nước Anh, có bài thơ nổi tiếng "Trường ca về cuộc sống".
Một hôm, ông nhận được 1 bức thư của Répbéc, một nhà Toán học có uy tín gửi đến phê bình bài thơ đó. Thư viết:
-"Thưa ông, thơ của ông rất hay, nhưng toàn sai sự thật. Ông viết: Mỗi khoảnh khắc 1 con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy lại con người chết đi.
Vậy thì ông lý giải thế nào về chuyện dân số ngày càng tăng. Tôi tha thiết yêu cầu ông chữa lại: Mỗi khoảnh khắc 1 con người sinh ra, cũng khoảnh khắc ấy lại 1/6 con người chết đi.
Lẽ ra ko phải 1/6 mà là con số lẻ phức tạp hơn nhiều. Nhưng thôi hãy tạm như vậy để ông gieo vần. Mong ông hiểu cho."

Newton
Một hôm trước khi ra phố, Newton treo 1 cái biển nhỏ trước nhà có ghi dòng chữ: "Bạn nào đến thăm tôi, xin hãy đợi, 5h chiều tôi sẽ về"
Lúc 4h, Newton trở về. Đọc xong dòng chữ trên, ông bỏ đi và tự nhủ: ta phải đi 1 lát nữa, chủ nhà bảo đến 5h ông ta mới về kia mà! Lúc đó, ta sẽ trở lại !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét