Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

70 NĂM TÂN NHẠC VIỆT NAM

Home  Hình ảnh  Bảy mươi năm tình ca Việt Nam
Thứ Hai, 31 /10/ 2011

Tìm thông tin

Đăng nhập

Khách ghé thăm

Hiện có 414 khách và 1 thành viên trực tuyến

Lượt đọc (từ 16/05/10)

: 4399185


Theme by:


Kindly supported by:
Michael Hung Productions
 
Bảy mươi năm tình ca Việt NamEmail
Read : 10001 times
Chủ nhật, 27 Tháng 2 2011 07:57
http://cothommagazine.com/nhac/lyrics/Music.jpg
Có thể xem đây là một “anthology” (hợp tuyển) nhạc tình Việt Nam, giống như Nhà văn Võ Phiến đã từng làm một anthology công phu cho văn học miền Nam trước 1975. Thật ra, phải nói chính xác hơn là 70 năm tình ca miền Nam Việt Nam, bởi vì người sưu tập và tuyển chọn chủ yếu giới hạn trong những nhạc sĩ và tác phẩm ở miền Nam Việt Nam.  Hợp tuyển gồm 94 phần giới thiệu tác phẩm của hơn 100 nhạc sĩ từ năm 1930 đến 2000.
Qua hợp tuyển này, các bạn sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu của những nhạc sĩ thời khởi đầu tân nhạc Việt Nam như Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Thẩm Oánh, Dương Thiệu Tước, Hoàng Giác, Đan Thọ, đến những nhạc sĩ ở miền Nam trong thời chiến tranh như Trần Thiện Thanh, Lam Phương, Thanh Sơn, Anh Bằng, Hoài Linh, Mạnh Phát.  Ngoài ra, người sưu tập còn giới thiệu một số nhạc sĩ sau 1975 như Ngọc Lễ, Quốc Dũng, Lê Tín Hương, Trịnh Nam Sơn, v.v… Tuy chưa đủ (và có lẽ người sưu tập – Hoài Nam – cũng không có tham vọng đó) nhưng đã cho chúng ta một “bức tranh” tổng quan về âm nhạc miền Nam trước 1975. Mỗi nhạc sĩ, người sưu tập đã có công nói sơ qua về thân thế, sự nghiệp, và bối cảnh sáng tác của họ.  Tôi nghĩ các bạn trẻ chưa quen với nền âm nhạc Việt Nam thời xưa sẽ tìm thấy một số thông tin thú vị về các nhạc sĩ mà nhạc phẩm của họ mình đã nghe qua hay thậm chí ca hát hàng ngày.  Có thể những nhận xét đó có phần thiên lệch, thậm chí vài ngôn từ mang âm hưởng Bolsavik, nhưng nói chung tôi thấy người sưu tập cố gắng tỏ ra khách quan.

Không chỉ giới thiệu tiểu sử, người sưu tập còn có công lớn đưa ra vài nhận xét về tác phẩm của các nhạc sĩ. Có thể những nhận xét về âm nhạc chưa chuyên sâu, chưa chuyên nghiệp, hay chẳng có phát hiện gì mới, nhưng tôi vẫn thấy đó là những lời nhận xét đáng chú ý và chừng mực. Ít ra là người sưu tập đã nói ra nhiều suy nghĩ của cá nhân tôi.  Nghe người sưu tập nói, tôi chợt chú ý một nhạc sĩ mà rất ít ai để ý đến vì tác phẩm của ông được xếp vào nhóm “nhạc bình dân” (hay nói trắng ra là nhạc sến), thế nhưng lời ca thì thật hay: đó là Hoài Linh.  Xin nói thêm là không phải Hoài Linh bây giờ đâu, mà là nhạc sĩ Hoài Linh, tác giả của những ca khúc nhưChiều thương đô thịChúng mình ba đứa, Cô bé ngày xưa, Kể chuyện đêm mưa, Quán nửa khuya, Về đâu mái tóc người thương, v.v… Và, cũng xin mở ngoặc để nói ngay rằng khi nói “nhạc sến” tôi không có ý xem thường hay khinh thường loại nhạc này, mà chỉ nói theo cách nói phổ thông. Quả thật, ngày xưa tôi chỉ nghe những bài ca của ông và xem như loại “nhạc sến” của Lam Phương hay Trần Thiện Thanh, và vì thế tôi chỉ nghe để giết thì giờ, chứ ít khi nào để ý lời hay ý đẹp trơng ca khúc.  Đến khi nghe nhận xét của người sưu tập tôi mới chú ý đến những câu như:
Hồn lỡ sa vào đôi mắt em
Chiều nao xõa tóc ngồi bên rèm
Thầm ước nhưng nào đâu dám nói
Khép tâm tư lại thôi
Đường hoa vẫn chưa mở lối
Ngày nay, có mấy ai còn có thể viết những lời ca đẹp như thế.
Xin giới thiệu cùng các bạn anthology 70 năm tình ca Việt Nam.
NVT
TB. Có thể tải tất cả 94 phần của hợp tuyển từ các website sau đây:
Phần thứ nhất gồm  đoạn 1 đến 38: http://www.megaupload.com/?d=B4IN5CED
Phần thứ hai gồm đoạn 39 đến 94: http://www.megaupload.com/?d=LE2TJV54
 
© Nguyễn Văn Tuấn | Powered by Joomla! | Designed by NDN | Hosted by Michael Hung
Lưu ý: Xem trang web tốt nhất bằng trình duyệt Firefox
Home  Hình ảnh  Bảy mươi năm tình ca Việt Nam

http://www.mediafire.com/?sharekey=8308fb227e7b47c9aaca48175a79d1c339d4d8a20b1197b2b8eada0a1ae8665a

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét