Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

MỘT MÙA ĐÔNG - Lưu Trọng Lư


I
Đôi mắt em lặng buồn,
Nhìn thôi mà chẳng nói
Tình đôi ta vời vợi
Có nói cũng không cùng
Yêu hết một mùa đông
Không một lần đã nói
Nhìn nhau buồn vời vợi
Có nói cũng không cùng
Trời hết một mùa đông
Gió bên thềm thổi mãi
Qua rồi mùa ân ái:
Đàn sếu đã sang sông
Em ngồi trong song cửa
Anh đứng tựa tường hoa
Nhìn nhau mà lệ ứa
Một ngày một cách xa
Đây là giải Ngân hà
Anh là chim ô thước
Sẽ bắc cầu nguyện ước
Một đêm một lần qua
Để mặc anh đau khổ
Ái ân giờ tận số
Khép chặt đôi cánh song!
Khép cả một tấm lòng
II
Tặng D.C.
Em là gái trong khung cửa
Anh là mây bốn phương trời
Anh theo cánh gió chơi vơi
Em vẫn nằm trong nhung lụa
Em chỉ là người em gái thôi
Người em sầu mộng của muôn đời
Tình em như tuyết giăng đầu núi
Vằng vặc muôn thu nét tuyệt vời
Ai bảo em là giai nhân
Cho đời anh đau khổ?
Ai bảo em ngồi bên cửa sổ
Cho vướng víu nợ thi nhân
Ai bảo em là giai nhân
Cho lệ tràn đêm xuân?
Cho tình tràn trước ngõ,
Cho mộng tràn gối chăn?
III
Ngày một ngày hai cách biệt nhau
Chẳng được cùng em kê gối sầu,
Khóc chuyện thế gian cười ngặt nghẽo,
Cùng cười những chuyện thế gian đau.
Ngày hôm tiễn biệt buồn say đắm
Em vẫn đùa nô uống rượu say
Em có biết đâu đời vắng lạnh
Lạnh buồn như ngọn gió heo may.
Môi em đượm sặc mùi nho tươi
Đôi má hồng em chúm nụ cười
Đôi mắt em say mầu sáng lạn,
Trán em để lỏng làn tóc lơi.
Tuy môi em uống lòng anh say
Lời em càng nói, càng chua cay
Anh muốn van em đừng nói nữa
Lệ buồn sẽ nhỏ trong đêm nay.
IV
Hãy xếp lại muôn vàn ân ái
Đừng trách nhau đừng ái ngại nhau
Thuyền yêu không ghé bến sầu
Như đêm thiếu phụ bên lầu không trăng.
Hãy như chiếc sao băng băng mãi
Để lòng buồn, buồn mãi không thôi.
Bài thơ này đã được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc thành nhạc phẩm Mắt buồn.
Dưới đây là phiên bản do Thái Thanh trình bày.

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

ĐOC THƠ

Đọc Thơ



Lời thưa


(Bắt đầu ngày 06/4/2002)



Trang này gọi là trang Ðọc Thơ, có nghĩa là tôi sẽ đọc thơ cho các bạn nghe. Thay vì đọc bằng miệng thì đọc bằng tay, gõ vào bàn máy vi-tính thơ của những thi sĩ khác.

Do chính tôi chọn lựa để giới thiệu đến bạn đọc cho nên, dĩ nhiên là không có sự cảm nhận khách quan gì hết. Hoàn toàn là cảm nhận chủ quan: tôi thích bài nào thì tôi đọc bài đó.

Tôi không dám gọi đây là những bài thơ hay nhất của vườn thơ Việt-nam. Chỉ đơn giản: đây là những bài thơ tôi thích. Nếu bạn không thấy những bài thơ bạn thích ở trang này thì điều đó không có nghĩa rằng tôi chê những bài thơ ấy; mà chỉ vì tôi chưa đọc đến, hoặc đọc đến rồi mà không cảm nhận được cái hay của bài thơ đó như bạn. Vậy thôi.

Do tính cách đọc thơ hoàn toàn chủ quan như đã nói ở trên, xin bạn đừng xem đây như một thiên khảo cứu hay một bộ sưu tập về thi ca Việt-nam. Tôi đọc bằng cảm xúc, không đọc bằng kiến thức. Nếu những lời bàn nào đó của tôi đối với một bài thơ mà không đúng ý tác giả thì chẳng có nghĩa rằng tôi hiểu sai đâu, mà chỉ vì tôi đọc thơ tác giả đó bằng cái hồn, cái giọng, cái cảm xúc của tôi đấy thôi. Xin đừng càm ràm, phiền trách. (Vả chăng, này các thi nhân, các bạn có thể nào chỉ tôi làm thơ cách sao mà không bị người khác hiểu sai ý không?) 

Nơi đây có thơ của những thi sĩ nổi danh mà ai cũng biết, mà cũng có những thi nhân không ai biết, nhưng thơ rất hay. Bài nào có cảm hứng để bàn thêm thì nói dăm ba dòng; còn không thì chỉ đọc nguyên bài, nguyên đoạn của tác giả thôi.

Mục Ðọc Thơ sẽ chia thành nhiều trang; mỗi tác giả có trang riêng, để bạn đọc tiện theo dõi. Ðọc thơ mỗi tác giả mỗi trang như thế không có nghĩa là đã hoàn tất. Những trang chỉ mới giới thiệu thơ mà chưa điểm một lời cảm nhận nào... hoặc đã bàn nói rồi mà về sau lại có cảm hứng nói thêm thì sẽ mở trang đó ra, dặm thêm nữa bằng cảm nghĩ của mình hoặc bằng những bài thơ khác của tác giả đó.

Sau đây là những tác giả có trong phần Ðọc Thơ, sắp theo thứ tự thời gian, hoàn toàn không có ý sắp xếp theo tuổi tác hoặc tài năng, chỉ là theo cảm hứng của người đọc thơ mà thôi:

(do yêu cầu của một số bạn đọc, từ nay, 17/7/2002, xin sắp xếp trang Ðọc Thơ theo vần mẫu tự a, b, c... dựa trên họ hoặc chữ đầu của bút hiệu các thi nhân cho tiện)


Màu trắng và màu trăng  (Thay lời tựa)

Dự trù đọc thơ của khoảng 3000 thi nhân Việt-nam.
Danh sách đã khá dài, xin phân thành nhiều trang theo mẫu tự sau đây:

H I


* Hầu hết những thi nhân có trong danh sách đều chỉ mới "đọc" (đăng thơ) chứ chưa có "bàn" (dù là "bàn" ít dòng). Sẽ cố gắng dành thời gian cho việc ấy. Sau đây là những thi nhân có "đọc" và "bàn" đến thơ của họ trong mục Đọc Thơ này:


* Cũng xin lưu ý quý thi nhân Việt-nam có mặt trên đời: vị nào không thích tôi đọc thơ của mình, xin nói cho một tiếng để tôi lấy ra; vị nào cho phép tôi đọc thơ mà lại chẳng thấy thơ của mình, xin gửi cho những bài tuyển chọn ưng ý của quý vị (bằng e-mail đến địa chỉ:vinhhao@vinhhao.info  hay thư thường, ở địa chỉ: P.O. Box 374, Midway City, CA 92655 - USA), hoặc tốt nhất là gửi thi phẩm, nếu có. Quý vị độc giả yêu thơ cũng có thể giúp tôi được bằng cách giới thiệu những thi nhân và những bài thơ hay mà quý vị có. Chân thành cảm ơn.
* Xin đọc thêm bài "Đôi điều về mục Đọc Thơ" ở mục Tạp Ghi.





Back Home Next




Một vài hình ảnh của Ngọc Bích Hội An

Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2011

NHỮNG BÀI THUỐC QUÍ


Mật Ong và Quế
 
Theo bài đăng trên tạp chí “Tin tức thế giới hàng tuần” (Weekly World News) ngày 17/01/1995 xuất bản tại Canada, đã liệt kê một số các chứng bệnh được chữa khỏi (cured) do hỗn hợp mật ong và bột quế, được các nhà khoa học Phương Tây nghiên cứu kỹ lưỡng và phổ biến ra công chúng. Theo họ thì mật ong đã được khắp thế giới biết và được xử dụng như là 1 loại dược chất sinh học (Vital medicine) từ nhiều thế kỷ trước. Ngày nay, qua khảo sát và nghiên cứu kiểm chứng, các khoa học gia đã nhận thấy và chấp nhận mật ong là 1 loại dược chất chữa được nhiều chứng bệnh.

Chữa bệnh bằng quế và mật ong

Điểm đặc biệt là mật ong không có phản ứng phụ đối với bất cứ căn bệnh nào. Trong đó người ta cho biết, dù mật ong tuy vị ngọt, nhưng nếu dùng với liều lượng vừa phải như là 1 loại dược chất, nó cũng sẽ không gây ảnh hưởng nguy hại cho người tiểu đường. 

Liều lượng và cách xử dụng được hưởng dẫn như sau:

1. Đau khớp xương
 
a) 1 phần mật ong, 2 phần nước ấm, 1 muỗng café bột quế. Trộn
  lại thành 1 hỗn hợp sền sệt rồi đắp lên chỗ đau nhức và thoa
  chầm chậm, nhè nhẹ. Cơn đau sẽ giảm nhẹ sau vài phút.

b) Người ta cũng có thể pha 2 muỗng café mật ong 1 muỗng café
  bột quế trong 1 ly nước nóng, uống đều đặn hàng ngày vào buổi
  sáng và buổi tối có thể giúp cho những người bị đau khớp xương
  kinh niên thoát khỏi các cơn đau.

Trong một công cuộc nghiên cứu tại Đại Học Copenhagen người ta đã ghi nhận rằng: các BS khi điều trị các bệnh nhân bị đau nhức với 1 hỗn hợp gồm: 1 muỗng mật ong và 1/2 muỗng café bột quế vào bữa điểm tâm, sau 1 tuần lễ, kết quả 200 người được điều trị 73 người đã hoàn toàn hết đau, và sau 1 tháng được chữa trị hầu hết các bệnh
 
2. Cao mỡ trong máu (High cholesterol)

2 muỗng soup mật ong, 3 muỗng café bột quế, 16 ounce nước trà. Quậy đều để cho người bị cao mỡ trong máu uống, sau 2 giờ, đo lượng Cholesterol trong máu người ta thấy giảm xuống 10%.

- Cũng theo tài liệu của tạp chí Weekly World News thì nếu người
bị cao Cholesterol dùng mật ong nguyên chất với thực phẩm hàng
ngày có thể giảm lượng cholesterol đáng kể.

- Đối với người bị đau khớp xương kinh niên, nếu uống theo công thức trên, 3 lần trong 1 ngày thì ngoài giảm bớt đau nhức khớp xương ra còn giảm được Cholesterol trong máu nữa.

3. Bệnh về tim mạch (Heart diseases)

Trộn mật ong và bột quế sền sệt rồi quết lên bánh mì thay cho mứt trái cây (Jelly Jam) dùng cho bữa điểm tâm mỗi sáng. Nếu ăn đều đặn như thế có thể làm giảm lượng Cholesterol trong các mạch máu, điều nầy giúp cho các bệnh nhân bị bệnh tim mạch tránh được chứng đột qụy (heart attack).

Nếu những ai đã từng bị đột qụy rồi thì có thể tránh xa được cơn đột qụy kết tiếp, khi tiếp tục ăn điểm tâm như kể trên.

4. Tăng cường hệ thống miễn nhiễm (Immune system)

Nếu dùng mật ong và bột quế hàng ngày sẽ giúp cho hệ thống miễn nhiễm được tăng mạnh thêm và giúp bảo vệ cho cơ thể khó bị vi trùng và siêu vi khuẩn tấn công.

Xử dụng mật ong đều đặn sẽ giúp cho bạch huyết cầu tăng thêm khả năng chống lại sự xâm nhập của vi trùng và siêu vi khuẩn trong các mầm bệnh.

5. Nhiễm trùng đường tiểu (Blađer infection) Bàng quang

Lấy 2 muỗng canh bột quế, 1 muỗng café mật ong, 1 ly nước ấm.
Quậy đều rồi uống cạn sẽ tiêu điệt được các vi trùng (Germ)
mầm bệnh trong bàng quan.

6. Nhức răng (Toothache)

Dùng 5 muỗng café mật ong, 1 muỗng café bột quế trộn lại với nhau thành hợp chất sền sệt rồi đắp lên chỗ răng đau. Làm như vậy 3 lần trong 1 ngày cho đến khi răng không còn đau nữa.

7. Cúm (Influenza). 
Một khoa học gia tại Tây Ban Nha (Spain) đã chứng minh rằng, trong mật ong có chứa 1 chất thiên nhiên có khả năng tiêu diệt được các mầm siêu vi của bệnh cảm cúm giúp cho người ta khỏi bị cúm (Flu).

8. Cảm lạnh (Colds)

Đối với những người bị cảm lạnh thường hay cảm nặng có thể dùng:
1 muỗng canh mật ong hâm ấm lên (Warm) và 1/4 muỗng café bột quế. Dùng liên tục trong vòng 3 ngày thì có thể chữa lành được các chứng ho kinh niên, và cảm lạnh cũng như chảy nước mũi cũng ngưng lại.

9. Các chứng về tiêu hóa )  Bao tử.

a) Bao tử khó chịu (Upset stomach): Mật ong và bột quế có thể
  chữa lành bệnh đau bao tử cũng như trị tận gốc bệnh bao tử.
b) Bao tử đầy hơi (Gas): Theo những nghiên cứu đã thực hiện tại
  Nhật Bản và Ấn Độ cho thấy, mật ong và bột quế đã làm hết bị
  đầy hơi trong bao tử.

c) Bột quế được trộn chung với 2 muỗng canh mật ong dùng trước
  khi tham dự 1 bữa ăn thịnh soạn nhiều thịt thà sẽ giúp cho người
  ta tiêu hóa được các bữa ăn đó dễ dàng.

10. Mệt mỏi (Fatigue).

Các nghiên cứu thấy rằng, chất ngọt trong mật ong giúp cơ thể con người tốt hơn là làm hại. Cho nên những người cao niên dùng mật ong và bột quế với tỉ lệ bằng nhau giúp cho họ dẻo dai và tinh tường hơn. Theo BS Milton sau khi đã nghiên cứu nói rằng: Khi người ta cảm thấy sự sinh động của mình bắt đầu suy giảm, hãy dùng hằng ngày, sau khi đánh răng vào buổi sáng và khoảng lúc 3 giờ chiều, 1 ly nước ấm trong đó pha 1/2 muỗng canh mật ong ngoáy đều với 1 muỗng café bột quế. Kết quả sẽ thấy sự sinh động của mình lên trở lại trong vòng 1 tuần lễ.

11. Kéo dài tuổi thọ (Longivety)

Khi uống nước trà pha với mật ong và bột quế đều đặn mỗi ngày, người ta có thể làm chậm sự lão hóa, kéo dài thêm tuổi thọ, theo công thức như sau: 4 muỗng mật ong, 1 muỗng bột quế bỏ vào 1 bình trong đó có 3 ly nước rồi đem đun sôi lên như người ta pha nước trà.

Cách dùng: Mỗi lần uống 1/4 ly, mỗi ngày 3 hay 4 lần. Kết quả tốt sẽ thấy là da dẻ hồng hào tươi trẻ, mịn màng. Thực thế tôi quen biết 1 vị cao niên tên là Cụ Mai Phương 86t, đã áp dụng phương pháp nầy hơn 20 năm nay. Cách uống là thêm vài giọt chanh vào ly nước trước khi uống, sức khỏe rất tốt.

12. Giảm cân, chống béo mập (Weight loss)

Hàng ngày 1/2 giờ trước khi ăn điểm tâm lúc bụng đói và 1/2 giờ trước khi đi ngủ hãy uống 1 lý nước đun sôi có pha 1 muỗng mật ong và 1 muỗng café bột quế. Nếu uống như vậy đều đặn hàng ngày thì ngay cả người bị béo phì cũng giảm chậm sự tích tụ chất béo trong cơ thê, và có hiệu quả ngay đối với người ăn các loại thực phẩm có nhiều Calories trong bữa ăn hàng ngày.

13. Da bị nhiễm trùng (Skin infection)

Khi da bị lát đồng tiền (Ring worm) và các loại nhiễm trùng da có
thể chữa trị bằng cách đắp lên vùng da bị nhiễm trùng 1 hỗn
hợp trộn mật ong và bột quế với phân lượng bằng nhau.

14. Trị mụn (Pimples)

Với công thức 3 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế
trộn lại sền sệt bôi lên các mụn trước khi đi ngủ, sáng hôm sau rửa mặt bằng nước ấm. Làm như thế trong vòng 2 tuần lễ thì các mụn sẽ được trị tận gốc.

15. Trị hôi miệng (Bad breath)

Để trị hôi miệng, hơi thở được thơm tho, những người dân tại vùng Nam Mỹ (South America) đã làm việc đầu tiên vào buổi sáng là súc miệng với 1 ly nước nóng có pha với 1 muỗng café mật ong và bột quế quậy đều. Hơi thở của họ không hôi và thơm mùi quế suốt cả ngày.

16. Giúp phục hồi thính giác bị suy giảm, điếc (Hearing loss)

Hàng ngày uống đều đặn vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ 1 ly nước ấm có pha mật ong và bột quế với phân lượng bằng nhau, sẽ phục hồi lại tình trạng thính giác (tai) bị điếc, nghễnh ngãng.

17. Rụng tóc và hói đầu (Hair loss & Baldness)

Những người bị rụng tóc hay hói đầu có thể dùng phương cách
sau đây:

Lấy 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế trộn với dầu Olive thành 1 hỗn hợp rồi bôi lên đầu khoảng 15 phút, sau đó đi tắm và gội đầu. Kết quả ghi nhận là rất có hiệu quả, ngay cả khi đi tắm và gội đầu 5 phút sau khi bôi.

Ngoài ra bài báo còn nói đến hiệu quả tốt đẹp của việc xử dụng hỗn hợp mật ong và bột quế trong các trường hợp bị vô sinh (Infertility) và bệnh ung thư (Cancer).

18. Vô sinh (Infertility)

- Yunami & Ayurredic đã dùng mật ong từ lâu trong Y Học để giúp cho tinh dịch của người Nam (Male) được tăng thêm sức mạnh của nó.
- Người ta cũng ghi nhận người đàn ông bị bất lực, nếu uống 2 muỗng canh mật ong mỗi ngày trước khi đi ngủ thì tình trạng bất lực có thể được giải quyết tốt đẹp.
- Tại Trung Hoa , Nhật Bản và một số các nước vùng Viễn Đông,
đối với các phụ nữ không thể đậu thai từ nhiều thế kỷ đã được khuyên dùng bột quế để giúp cho buồng trứng và tử cung cải thiện dễ thụ tinh, mang bầu.

- Các phụ nữ không thể có bầu thì có thể dùng 1 Pinch bột quế
hòa với 1/2 muỗng café mật ong, rồi ngậm trong miệng thường
xuyên suốt ngàỵ 2 thứ nầy được trộn lẫn với nước bọt trong miệng rồi từ từ ngấm vào cơ thể để mang lại thuận lợi cho người phụ nữ đậu thai.

Người ta đã ghi nhận 1 cặp vợ chồng tại tiểu bang Maryland, Hoa
Kỳ; cưới nhau 14 năm không có con và họ gần như  tuyệt vọng...
Nhưng khi được mách bảo phương các dùng mật ong và bột quế, 2 vợ chồng đã cùng áp dụng phương pháp trên; chỉ vài tháng sau
người vợ đã mang thai và sinh đôi với 2 đứa con khỏe mạnh bình
thường.

19. Đối với bệnh ung thư (Cancer)

Những nghiên cứu mới đây tại Nhật Bản và Úc Châu đã ghi nhận
tình trạng ung thư bao tử và ung thư xương đang phát tác, đã
được điều trị 1 cách hiệu quả bằng mật ong và quế. Sau khi
những bệnh nhân đang mắc phải ung thư bao tử và xương dùng như sau:
Uống 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng café bột quế trộn đều, mỗi ngày 3 lần liên tiếp trong 1 tháng.

Phần cuối của tài liệu ghi chú:

Những ai đã có được các kết quả tốt từ tài liệu nầy, hãy truyền tay lại cho những người khác để cùng nhau hưởng lợi ích của Quế và Mật ong.
 

(Dịch từ tài liệu của Weekly World News, Canada, 17/01/1995)

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2011

Đọc thơ, văn của TỪ KẾ TƯỜNG


  • Tên thật: Võ Tấn Tước.

  • Sinh năm 1946

  • Quê quán: xã Phú Vang, huyện Bình Đại, Bến Tre.

  • Bút danh: Từ Kế Tường, Phan Tường Niệm.

  • Hội viên Hội Nhà văn VN.

  • Sống ở Sài Gòn từ trước năm 1975.

  • Viết văn, làm báo từ năm 1969 .

  • Tháng 5 năm 1975: tham gia sinh hoạt tại Hội Văn nghệ Giải phóng Sài Gòn - Gia Định.

  • Năm 1979 đến năm 1986: hoạt động trong ngành văn hóa thông tin.

  • Từ năm 1986 đến 2003: là Thư ký tòa soạn báo Công an TP Hồ Chí Minh.

  • Hiện nay công tác tại tuần báo Văn nghệ TP Hồ Chí Minh.

  • http://newvietart.com/TUKETUONG_phuvangbentre.html

    Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

    GHEN TUÔNG - Thích Minh Niệm


    Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội.
    Tuy một mà hai
    Bản chất của thương yêu là phải có tính đồng nhất. Niềm vui của ta cũng chính là niềm vui của người kia, nỗi khổ của người kia cũng là nỗi khổ của ta. Không có cái ước vọng của riêng anh mà em không biết, không có cái sở thích của riêng em mà anh chẳng cần quan tâm. Anh và em khi đã kết tóc se duyên thì hai cuộc đời coi như một. Cái gì xảy ra cho người này là xảy ra cho người kia, số phận người này sẽ tùy thuộc vào số phận người kia. “Mình với ta tuy hai mà một”, hai thể xác hòa quyện thành một linh hồn, một số phận, thì đó mới đích thực là tình yêu lứa đôi. “Mình” là tiếng xưng hô của ta đối với người khác, nhưng cũng để gọi người bạn đời bằng cái giọng thiết tha trìu mến. Ngay tiếng gọi đó ta đã thấy được sự sáp nhập ranh giới giữa đôi bên, cái ngã riêng biệt bị phủ lấp.
    Vì thế trong quá trình thương yêu ta phải học hỏi lẫn nhau để chọn lọc những cái chung có tính chất xây dựng một hạnh phúc chân thật, bền vững; còn những cái riêng không hay, không dễ thương, khiến cho bên kia phải gắng sức chịu đựng thì ta phải cố gắng mau chóng thay đổi. Đồng nhất không có nghĩa là phải thay đổi tất cả để trở thành bản sao của nhau. Cái đó là hệ lụy chứ không phải đồng nhất. Đồng nhất chính là hòa hợp, là không có quá nhiều xung khắc. Thế nên, dù ta và người ấy có nguyện vọng sáp nhập cuộc đời nhau thành một, hòa điệu với nhau về tính cách và lý tưởng sống, thì ta cũng đừng bao giờ quên rằng họ vẫn có những điều rất khác với ta. Bởi họ có gia đình, bạn bè, tập quán, kiến thức, nhận xét, cảm xúc, sở thích và cả lý tưởng của riêng họ. Ta muốn thương yêu thì chỉ xin được tham dự vào cuộc đời của họ, chấp nhận và giúp đỡ, chứ không phải tìm cách đẩy cuộc đời của họ ra để đặt cuộc đời của ta vào và muốn làm chủ.
    “Ta với mình tuy một mà hai”, đây là nửa phần “linh hồn” không thể tách rời của câu ca dao trên. Theo nếp sống truyền thống của Việt Nam, trong nguyên tắc hạnh phúc lứa đôi, ta với mình vừa là một cũng vừa là hai. “Là một” vì muốn hướng tới sự đồng điệu hòa hợp; “là hai” vì muốn hướng tới sự buông xả tự do. Buông xả nghĩa là không thao túng hay giam hãm đời nhau, cho nhau không gian thênh thang để thở, để thảnh thơi, để hòa điệu với mọi người và sự sống. Đây là một thách đố rất lớn, bởi ta thường hay nhân danh tình yêu để bắt đối tượng ta yêu đem nhốt vào “tháp ngà” của ta. Ta muốn họ phải say mê chiều chuộng ta, nhất nhất phải theo ý ta, phải ở đó mãi cho ta và nếu có đi đâu cũng phải trong tầm kiểm soát của ta, đầu óc lúc nào cũng phải nghĩ đến ta và chỉ có ta mà thôi. Nhưng ta thật quá ngây thơ, bởi mong muốn tự do của mỗi người vô cùng lớn, càng bị giam hãm thì càng muốn thoát ly. Tiền bạc, quyền lực hay sắc dục làm sao trói buộc nổi cuộc sống của một con người, chỉ trừ phi kẻ ấy đang vướng vào đam mê. Thương yêu mà người này trở thành lính gác của người kia thì cuộc sống ấy khác gì chuyến lưu đày tù tội.
    Cách biểu hiện đó chứng tỏ ta vẫn thấy người kia còn ở ngoài ta, họ chưa phải là một phần của ta. Trong khi người kia đâu chỉ có mỗi cái hình hài bằng xương bằng thịt. Tất cả những gì người kia đã hiến tặng cho ta ngay từ thuở ban đầu như chấp nhận, tin yêu, mong nhớ, bình yên, vững chãi, hạnh phúc… đều là những tinh hoa quý giá nhất đã đi vào trong ta và góp phần tạo nên con người của ta hôm nay. Khi ta chưa thấy được đối tượng thương yêu luôn ở ngay trong chính ta là ta vẫn chưa đến được đỉnh cao của tình yêu - Anh là em và em cũng là anh. Đây không phải là thứ triết lý cao siêu. Nó là một sự thật rất hiển nhiên của nguyên tắc hòa hợp bền vững mà bắt buộc mỗi cặp muốn sánh đôi trọn đời phải thấu triệt cho bằng được. Dù đó là cả một quá trình học hỏi và luyện tập, nhưng mỗi ngày đi về hướng đó là ta đã tiến gần tới bản thể của nhau, ta sẽ không còn quờ quạng nắm bắt những biến tướng tạm thời nữa. Ta sẽ có sức mạnh trong tình yêu.
    Dìu nhau qua gian khó
    Ghen tuông là thể hiện sự đuối sức trong cái nhìn về bản thể của đối tượng thương yêu, nó sẽ làm cho tính chất mầu nhiệm của tình yêu sớm vội phai tàn, vô vị. Nhưng ta lại nghe mọi người thường hay nói rằng “Có yêu mới ghen”. Điều này cũng có lý, bởi nếu không thương yêu thì ta đâu cần tỏ thái độ muốn giành lấy người kia lại làm gì? Nhưng nếu ta nói ta rất thương yêu thì tại sao ta lại làm cho họ khổ mỗi khi ta nổi cơn ghen? Sự thật là ta đang yêu chính ta đó thôi. Ta đang thương cho cái cảm xúc tổn thương vì bị bỏ rơi, bị mất giá trị trong mắt người kia. Ta đã từng thấy có nhiều người đối xử rất tệ bạc với người yêu nhưng lại quyết giữ lấy đối tượng ấy cho tới cùng, vì họ nghĩ rằng ít nhất người kia vẫn còn là điểm tựa an toàn cho cuộc đời họ. Sự chiếm hữu đến thế là cùng!
    Dĩ nhiên trong tâm ai cũng có chứa hạt mầm ích kỷ, và đời sống hôn nhân phải có những cam kết ràng buộc chắc chắn. Nhưng nếu ta để nó biến thành nguồn năng lượng quá lớn lấn át hết mọi nghĩa tình thì tình yêu sẽ dễ bị rạn nứt và phá vỡ. Bởi bản chất của tình yêu luôn là sự tự nguyện. Khi người kia thoát ra khỏi ta mà họ thở phào nhẹ nhõm thì chứng tỏ tình cảm mà họ dành cho ta đang rất miễn cưỡng, chẳng qua là vì bổn phận hay trách nhiệm. Cho nên, chút ghen hờn tinh tế có thể làm cho người kia thức tỉnh và vui sướng vì thấy mình vẫn còn được thương yêu. Nhưng để nó trở thành một cơn sốt mãn tính hay một trận cuồng phong không định hướng thì sẽ khiến người kia rất mệt mỏi, thất vọng và chán nản. Vì họ đã thấy được cái không gian bé xíu mà ta đã quy định cho họ và cả những màn phản ứng hạ đẳng nhất của ta trong khi giành lấy họ về và trừng phạt.
    Ta không phải là đứa trẻ hễ mỗi khi bị mất phần là cứ khóc ré lên hay đập phá lung tung. Ghen tuông sẽ làm ta trở nên tầm thường và xấu xí hơn vì nó bộc lộ rất rõ bản năng tự vệ của mình. Và ta hãy bình tâm nhìn lại đời sống người kia và cả chính ta, nếu thấy ai cũng vẫn còn chìm trong vô tâm, trôi lăn theo cuộc sống thì khó trách sao không làm chủ được những cảm xúc nông nổi nhất thời. Có khi họ rất thương ta và rất quý trọng mái ấm gia đình, nhưng một khi năng lượng trong họ bị suy sụp mà ta lại không ngừng rút tỉa còn đối tượng bên ngoài cứ luôn sẵn sàng hiến tặng thì dĩ nhiên sự phản bội rất dễ xảy ra. Thật ra, họ chính là nạn nhân của cảm xúc yếu đuối và lòng tham trong chính họ, nhưng nếu ta đã thật lòng thương yêu thì hãy tìm cách đưa họ trở về con người dễ thương năm xưa. Khóc lóc, trừng phạt chỉ khiến họ nghĩ ta đang củng cố cái “nhà tù” cho họ. Vì thế khả năng quay về với ta sẽ không khó nếu họ thấy con đường ta mở ra thật sự an toàn và ấm áp.
    Thật ra ta cũng là nạn nhân đáng thương của cảm xúc chính mình, nên ta cũng cần được giúp đỡ. Đừng vì tự ái mà ta cố tránh né sự thật: “Tôi mà ghen à? Anh tưởng anh là ai mà tôi phải ghen chứ!”. Nếu ta đã dùng hết cách mà vẫn không chuyển hóa nổi cơn bão ghen tuông đang tàn phá trong ta và sắp tràn lấp ra ngoài thì hãy nhờ người kia giúp ta một tay. Hãy viết một thiệp báo là ta đang rất khổ vì hờn ghen, xin hãy giúp ta lấy năng lượng độc hại đó ra. Người kia là một người có hiểu biết và tình thương thì không thể nào khước từ một lời thỉnh cầu thành khẩn như vậy. Nhân lúc họ có thiện chí quay về giúp đỡ thì ta hãy xin họ nói cho ta biết là ta nên làm gì hay không nên làm gì để đáng yêu hơn. Nhớ đừng dùng tới cách “khổ nhục” để khiến họ động lòng trắc ẩn hay cắn rứt lương tâm. Giải pháp đó tuy hữu hiệu nhất thời nhưng lại thể hiện sự thấp kém của ta và làm cho họ khinh lờn khi nhận ra, sau này họ sẽ không dễ rung động trước mọi phản ứng của ta dù là rất thật. Mọi việc sẽ không còn khó khăn và phức tạp khi ta đặt nó trong tầm nhìn rộng rãi và một thời gian đủ lâu để xem xét tận tường. Bởi kiên nhẫn chính là chứng tích của tình yêu.
    Có tới hàng trăm nghệ thuật để nắm bắt trái tim người khác mà ta không cần phải dùng tới cách hờn ghen bóng gió để ra sức trói buộc nhau. Bởi nó sẽ làm hư hại niềm tin và sự tôn trọng lẫn nhau, nên càng cố yêu ta lại càng đuối sức. Có khi ta không nắm mà nắm được tất cả, nhưng khi ta muốn nắm tất cả lại chẳng nắm được gì. Đó là bí quyết của cuộc sống, ai có được chiếc chìa khóa này thì sẽ trở thành vị chủ nhân đầy uy lực trong khu vườn tình yêu.
    Người vẫn ở trong tôi
    Như tôi mãi trong người
    Chút ghen hờn yếu đuối
    Làm nghĩa tình phai phôi.

    ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

    Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát
    bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
    anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng

    anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
    mà mua thu dài lắm ở chung quanh
    linh hồn anh vội vã vẽ chân dung
    bay vội vã vào trong hồn mở cửa

    gặp một bữa, anh đã mừng một bữa
    gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn
    thơ học trò anh chất lại thành non
    và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu

    em không nói đã nghe từng giai điệu
    em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
    anh trông lên bằng đôi mắt chung tình
    với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt

    em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
    trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu
    nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
    để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại

    để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại
    giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
    em đi rồi, sám hối chạy trên môi
    những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng

    em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
    giữ hộ anh màu áo lụa Hà Đông
    anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng



    NGUYÊN SA










    KHÔNG GIỐNG AI !


    Cán bộ in chức danh lên thiệp cưới con trai: “Bài học không thể ngờ”
    (Dân trí) - Sáng ngày 13/9, liên quan đến vụ việc Phó BCĐ TP Cần Thơ về Phòng, chống tham nhũng in chức danh trên thiệp cưới của con trai, đang gây xôn xao dư luận, ông Nguyễn Thanh Sơn - Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhận định: “Đây là một bài học không thể ngờ được”.
    Mấy ngày qua, người dân TP Cần Thơ tỏ ra rất bất bình khi biết việc ông Nguyễn Hùng Dũng - một cán bộ ở BCĐ Phòng, chống tham nhũng của TP - cho in chức danh của ông bên ngoài bao thư thiệp mời đám cưới của con trai út. Nguyên văn được in bên góc phải của bao thư là: “NGUYỄN HÙNG DŨNG - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo TP Cần Thơ Về Phòng Chống Tham Nhũng”.
     

    Tên và chức danh của ông Nguyễn Hùng Dũng được in bên ngoài bao thư thiệp mời đám cưới của con trai. (ảnh Q.K)

    Được biết, đám cưới của con trai ông Dũng diễn ra vào ngày 5/9/2011 tại Nhà hàng Cửu Long (đường Quang Trung, quận Ninh Kiều) cạnh trụ sở Thành ủy TP Cần Thơ. Ngày diễn ra đám cưới theo một số sống gần nhà hàng là có rất nhiều xe ô tô đậu; khách đi dự tiệc rất đông, ngồi chật kín cả sảnh đãi tiệc có sức chứa cả trăm bàn (bàn 10 người).

    Nhiều người dân nhận định, đám cưới lớn hay nhỏ tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình, không có gì đáng bàn. Nhưng việc gia đình ông Dũng cho in cả chức danh công vụ của ông bên ngoài bao thư thiệp mời để “lấy tiếng” là không thể chấp nhận được. Phòng chống tham nhũng là một lĩnh vực “nhạy cảm” và không liên quan gì đến việc cưới hỏi. Cho in chức danh như thế chẳng khác nào là “gợi ý gì đó”.

    Ông Nguyễn Thanh Sơn - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP kiêm Trưởng BCĐ TP Cần Thơ về Phòng, chống tham nhũng - nói ông cũng không đồng tình với việc làm này của ông Dũng. Ông Sơn cho biết khi hay tin, ông đã nói chuyện với ông Dũng về việc “không hay” với dư luận này. Ông Sơn cho rằng việc ghi chức danh công vụ chỉ thể hiện trên quan hệ hành chính chứ về quan hệ tình cảm gia đình là điều không nên, nếu không nói là sai hoàn toàn.

    “Có thể khi tổ chức cưới cho con trai, ông Dũng nghĩ quá đơn giản về việc in chức danh nhưng khi sự việc xảy ra thì đây thật sự là một bài học không thể ngờ tới được”- Chủ tịch UBND TP Cần Thơ nhấn mạnh.

    Ông Sơn cũng cho biết ông có được mời tới dự đám cưới nhưng vì ngày 5/9/2011 ông có công việc bận nên không đến. Khi ông hỏi ông Dũng về việc này thì ông Dũng nói là mời mà không ghi rõ ra như thế thì sợ các anh quên, làm thế để cho dễ nhớ chứ không có ý gì khác.

    Cũng theo ông Sơn, đám cưới gia đình mời nhiều hay ít không quan trọng, mà điều quan trọng đối tượng được mời là ai. “Nếu trong đám cưới của cán bộ mà khách chỉ toàn là doanh nghiệp thì sẽ không hay, còn nếu là bạn bè bình thường thì cũng như những đám cưới khác. Tôi không biết ông Dũng mời những ai nên không thể xác định được thành phần mời”- ông Sơn nói.
     
    Nhà hàng Cửu Long, nơi diễn ra đám cưới con trai ông Dũng vào ngày 5/9/2011.

    Trao đổi trực tiếp với PV Dân trí vào sáng nay 13/9, ông Nguyễn Thanh Sơn cho biết đang chờ kết luận kiểm điểm của chi bộ Đảng nơi ông Dũng công tác. Sau đó với tư cách là cấp trên, ông sẽ xem xét xử lý. “Quan điểm của chúng tôi là sai thì phải sửa ngay. Đây sẽ là một bài học kinh nghiệm không chỉ cho cá nhân ông Dũng mà cho cả các cán bộ khác của TP” - ông Sơn nhấn mạnh.

    Trong khi đó, cũng qua trao đổi với PV, ông Nguyễn Hữu Lợi - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Cần Thơ - cho biết đã chỉ đạo Ủy ban Kiểm tra Thành ủy chủ trì làm rõ vụ việc. Ông Lợi cũng nhận định rằng, dù vô tình hay cố ý thì việc làm của ông Dũng phần nào đó gây ảnh hưởng không tốt trong dư luận nên cần rút kinh nghiệm.

    Huỳnh Hải